Vừa ra t.ò, bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục bị k.i,,ệ:n: “Dính luôn bản quyền, khả năng lại đi xa”
CEO Nguyễn Phương Hằng bị kiệ:n vì vi phạm bản quyền âm nhạc khi ‘chế lời bài hát’ mà chưa xin phép tác giả
Bà Nguyễn Phương Hằng cũng không lường trước được rằng hành động vô tư của mình trong buổi giao lưu với người hâm mộ có thể khiến bà gặp rắc rối. Luật sư và người trong cuộc nói gì về chuyện này?
Tối 29/9, bà Nguyễn Phương Hằng lần đầu tiên xuất hiện công khai kể từ khi ra tù. Nữ CEO cùng gia đình có mặt tại Khu du lịch Đại Nam, vừa giao lưu với công chúng, vừa kêu gọi quyên góp cho đồng bào miền Bắc.
Cũng tại sự kiện này, khi cao hứng, bà Hằng đã đứng trước hàng nghìn người và hát ca khúc “T30 và tôi”, “Mưa An Phước”. Theo lời nữ CEO, bài hát do bà “chế tác phần lời” trên nền nhạc “Đoạn buồn đêm mưa” của Tú Nhi. Theo tìm hiểu, Tú Nhi là nghệ danh khách của danh ca Chế Linh. Bài hát của bà Hằng sau đó trở nên nổi tiếng, hiện tại còn có cả beat karaoke trên mạng.
Tuy nhiên, liệu bà Nguyễn Phương Hằng đã làm đúng luật bản quyền? Nữ CEO này đã xin phép tác giả khi chế lời? Để làm rõ chuyện này, Dân Việt đã liên hệ với danh ca Chế Linh. Hiện tại nam nghệ sĩ đang ở nước ngoài và không hề biết chuyện bài hát của mình bị viết lại lời. Chế Linh cho biết sẽ xem xét rồi đưa ra phản hồi sau.
Theo Luật sư Phan Tuấn Vũ – Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, trưởng Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam, trường hợp này tác giả “Đoạn buồn đêm mưa” là Chế Linh vẫn còn sống, bất cứ ai viết lại lời để tạo thành tác phẩm phái sinh đều phải xin phép, trả thù lao cho ông theo đúng quy định của pháp luật.
“Bài hát là một trong những tài sản trí tuệ của tác giả. Tác giả đã bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết và trí tuệ của mình để nghiên cứu, sáng tác ra một tác phẩm âm nhạc. Vì vậy mà tác phẩm đó được Nhà nước cho phép đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Việc chế lời bài hát dựa trên tác phẩm âm nhạc đã được công bố chính là sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả. Cụ thể là khai thác tác phẩm âm nhạc này để làm tác phẩm phái sinh. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rất rõ các về điều này”, Luật sư Phan Tuấn Vũ nói thêm.