Những thói quen ăn sáng dưới đây khiến dạ dày của bạn phải hoạt động vô cùng mệt mỏi nên nếu kéo dài dễ gây ra bệnh nguy hiểm.
Thường xuyên bỏ không ăn sáng
Đặc biệt, nếu việc bỏ ăn sáng diễn ra thường xuyên và kéo dài còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cholesterol trong máu cao, những bệnh lý tim mạch và đái tháo đường type 2. Bỏ qua bữa sáng sẽ gây nguy cơ viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, béo phì, táo bón…
Bữa ăn sáng rất quan trọng vì sau khi trải qua một đêm dài và bụng đã trống và cơ thể cũng thiếu hụt năng lượng. Khi thức dậy với lượng đường trong máu thường ở mức thấp. Trong khi cơ thể sẽ cần đường cho cơ và não hoạt động.
Ăn sáng quá sớm hay muộn
Nhiều người còn có thói quen ngủ dậy muộn và ăn bữa sáng muộn. Thói quen này nếu kéo dài thường xuyên sẽ liên tục gây tình trạng đầy bụng và đau dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Ngược lại, nếu như ăn sáng quá sớm cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Thời điểm lý tưởng nhất ăn sáng là từ 6 – 8 sáng vì lúc này axit dạ dày sẽ tiết ra mạnh, tiêu thụ thức phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Chỉ nên ăn sáng khi thức dậy khoảng 20-30 phút. Trước khi ăn uống một cốc nước lọc ấm giúp kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
Ăn sáng không đủ chất dinh dưỡng
Có rất nhiều người giảm cân hoặc muốn tạo cảm giác thật đói mới ăn để ăn bữa trưa ngon miệng, vì nên sẽ chỉ ăn sáng rất ít không đủ dinh dưỡng. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều vào những bữa còn lại hoặc ăn nhẹ đồ ăn vặt vào cuối ngày và khó kiểm soát được cân nặng. Một bữa ăn no vào buổi sáng còn có thể có tác dụng ngược lại. Nó kích thích sự trao đổi chất sẽ đốt cháy calo trong suốt cả ngày.
Ăn sáng nếu quá vội vàng hoặc vừa đi vừa ăn
Buổi sáng do chúng ta ngủ dậy muộn vậy nên không kịp thời gian để có bữa sáng thư thái. Chính vì vậy, có rất nhiều người có thói quen ăn sáng nhanh và thói quen này khiến thức ăn không được nghiền kỹ nên gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
Ăn sáng nhanh sẽ gây tình trạng trào ngược axit dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Hoặc ăn vội khi thức ăn còn nóng gây bỏng và tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.
Vì vậy, bạn thu xếp thời gian để dậy sớm và ăn sáng chậm rãi, đầy đủ. Khi bạn có thể chậm lại và thưởng thức bữa sáng nên điều đó có thể giúp bạn nhận biết rõ hơn về việc mình thực sự đói hay không và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Tổng hợp