Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng lạ, nhiều người cho rằng “nhà giàu mới bị”, tìm hiểu kĩ ai nấy ngạc nhiên
Con gái cả của nữ đại gia quận 7 khiến nhiều người thắc mắc khi mắc hội chứng lạ này.
Nhắc đến Đoàn Di Băng, công chúng sẽ nghĩ ngay đến biệt danh “nữ đại gia Quận 7” gắn liền với sự nổi tiếng, giàu sang và mức độ chịu chơi khiến nhiều người phải nể của cô. Tuy nhiên cuộc sống gia đình vui vẻ hạnh phúc và cách nuôi dạy 3 cô con gái đặc biệt của Di Băng cũng là điều được mọi người quan tâm, để ý.
Đoàn Di Băng kết hôn với ông xã Nguyễn Quốc Vũ vào năm 2012. Sau đó họ lần lượt đón 3 cô công chúa chào đời là Linh Đan (hay thường gọi là Hana), An Nhiên (gọi ở nhà là Yuki) và cô út Bing Bing. Hiện tại, cặp đôi đang mong chờ sự ra đời của bé trai thứ 4.
Nếu ai theo dõi sẽ biết con gái cả Hana của gia đình nữ đại gia mắc một hội chứng khá lạ, đó là sợ trái cây. Cô bé không thể ăn bất kì loại trái cây nào, thậm chí nhìn thôi đã sợ. Khi ai đó nhắc đến trái cây, bé sẽ “bỏ chạy” thật xa. Mọi người trong nhà Đoàn Di Băng đều sẽ không ăn trái cây trước mặt cô bé.
Điều đáng nói là trong cả gia đình thì có mỗi Hana mắc hội chứng lạ này, còn các bé khác, cả bố mẹ đều rất mê mẩn trái cây. Thậm chí, em gái thứ 2 là Yuki còn một mình ăn hết gần mười hộp dâu tây. Điều này khiến ai nấy bất ngờ, tại sao cùng là chị em mà thói quen ăn uống lại khác biệt đến vậy.
Một số người mỉa mai: “Nhà giàu mới bị hội chứng này, chứ nghèo rớt thì ai mà sợ trái cây”. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kĩ thì đây được coi là một hội chứng mà có một số người mắc phải.
Hội chứng sợ trái cây là gì?
Mặc dù trái cây mang lại nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên một số người lại mắc phải hội chứng sợ trái cây. Hội chứng sợ trái cây (hay còn được gọi là Fructo Phobia), một từ bắt nguồn từ tiếng Latin “fructus”, có nghĩa là trái cây. Người mắc phải hội chứng này thường sợ hãi với việc ăn trái cây, đồng thời họ cũng không thể chịu đựng được khi người khác đang thưởng thức trái cây. Hội chứng này có thể được coi là một phần của rối loạn hành vi ăn uống.
Để giải thích cho nỗi sợ này, họ cho rằng khi lỡ nuốt phải hạt trái cây, trái cây có thể mọc mầm trong cơ thể. Ngoài ra, họ còn tin rằng một số loại ký sinh trùng trong trái cây có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể khi thưởng thức trái cây. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn này rất khó xác định và thay đổi tùy theo từng người.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ trái cây
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ trái cây hiện chưa được xác định rõ, tuy nhiên những người mắc phải hội chứng này thường có lý do của riêng mình, bao gồm:
– Mắc phải chứng rối loạn hành vi ăn uống như chán ăn, sợ ăn một số loại thực phẩm, bao gồm cả trái cây.
– Trong một số trường hợp, một người có cha hoặc mẹ mắc chứng rối loạn ăn uống, nhiều khả năng họ cũng đang mắc chứng biếng ăn hoặc ám ảnh với đồ ăn, bao gồm cả hội chứng sợ trái cây. Điều này chứng tỏ hội chứng sợ trái cây cũng có thể di truyền.
– Một người có thể mắc phải chứng sợ trái cây nếu khi còn nhỏ, họ bị cưỡng ép ăn chúng trong khi không hề thích. Đến khi lớn lên, trái cây có thể làm họ nhớ tới những khoảnh khắc đó và họ quyết định trốn tránh việc ăn trái cây.
– Ngoài ra, có thể trong khi ăn một loại trái cây, họ phát hiện sâu bọ, ký sinh trùng ẩn nấp ở bên trong, từ đó họ không muốn ăn loại trái cây đó một lần nào khác.
Làm thế nào để một người vượt qua hội chứng sợ trái cây?
Việc sợ hoặc ám ảnh bất kỳ đồ vật hoặc tình huống nào đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chúng ta, kể cả sợ trái cây. Hội chứng sợ trái cây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của một người nếu nó được duy trì theo thời gian.
Cũng như bất kỳ chứng ám ảnh cụ thể nào, hội chứng sợ trái cây cần được chăm sóc y tế trong trường hợp một người không thể vượt qua nỗi sợ trái cây của chính mình. Người đó sẽ phải tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp họ điều tra nguồn gốc của hội chứng sợ trái cây, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra một số liệu pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hoặc giảm thiểu triệu chứng của hội chứng này:
– Sử dụng một số kỹ thuật tập trung vào mô hình nhận thức – hành vi để những người mắc hội chứng này hiểu rằng nỗi sợ hãi của họ đã bị phóng đại và điều này không hề nghiêm trọng như họ nghĩ.
– Việc sử dụng thuốc có thể được khuyến khích, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nỗi ám ảnh mà người đó đã từng trải qua với trái cây. Trong đó, thuốc điều trị rối loạn lo âu được sử dụng với mục đích loại bỏ các triệu chứng lo âu do ám ảnh.